BÀI THUYẾT TRÌNH HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016

Tháng Tư 12, 2016 9:30 sáng

BÀI THUYẾT TRÌNH

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2015-2016

TIẾT 56 – BÀI 5: ĐA THỨC  – MÔN TOÁN 7

 

Kính thưa Ban giám khảo cùng quý thầy cô!

           Tôi tham dự hội thi Giáo viên dạy giỏi với tiết 56: Đa thức.

Tôi là Trần Xuân Nhương – Giáo viên trường THCS Cộng Hòa.

 Với tiết học này thì mục tiêu cần đạt là:

– HS:

  • Nêu được khái niệm đa thức.
  • Biết thu gọn một đa thức.
  • Chỉ ra được bậc của một đa thức cụ thể.

– Rèn kĩ năng thu gọn đa thức và tìm bậc của đa thức.

  1. CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Đơn vị kiến thức Phương phápPhương tiện dạy họcCách thức tổ chức Định hướng phát triển năng lực cho HS
1)  Đa thức: a. Khái niệm – Đàm thoại phát hiện- Máy chiếu- HS hoạt động cá nhân. – Năng lực tính toán và suy luận- Năng lực ngôn ngữ- Năng lực tự giải quyết vấn đề- Năng lực quan sát, năng lực tập chung chú ý
b. Ví dụ – Nêu và giải quyết vấn đề- Máy chiếu- HS hoạt động cá nhân. – Năng lực ngôn ngữ- Năng lực tự giải quyết vấn đề- Năng lực quan sát, năng lực tập chung chú ý
c. Chú ý – Đàm thoại – Tái hiện- Máy chiếu- HS hoạt động cá nhân. – Năng lực ngôn ngữ- Năng lực suy luận- Năng lực quan sát, năng lực tập chung chú ý
2)Thu gọn đa thức Ví dụ 1: – Đàm thoại phát hiện- Máy chiếu- HS hoạt động cá nhân. – Năng lực tính toán và suy luận- Năng lực ngôn ngữ- Năng lực tự giải quyết vấn đề- Năng lực quan sát, năng lực tập chung chú ý
Các bước thu gọn đa thức – Đàm thoại phát hiện- Máy chiếu- HS hoạt động cá nhân. – Năng lực tính toán và suy luận- Năng lực ngôn ngữ- Năng lực tự giải quyết vấn đề- Năng lực quan sát, năng lực tập chung chú ý
Ví dụ 2: – Hoạt động nhóm- Máy chiếu; camera- HS hoạt động nhóm – Năng lực tính toán và suy luận- Năng lực ngôn ngữ- Năng lực tự giải quyết vấn đề- Năng lực quan sát, năng lực tập chung chú ý- Năng lực quản lí, lãnh đạo
3)Bậc của đa thức a. Khái niệm – Đàm thoại phát hiện- Máy chiếu- HS hoạt động cá nhân. – Năng lực tính toán và suy luận- Năng lực ngôn ngữ- Năng lực tự giải quyết vấn đề- Năng lực quan sát, năng lực tập chung chú ý
b. Ví dụ – Đàm thoại phát hiện- Máy chiếu- HS hoạt động cá nhân. – Năng lực tính toán và suy luận- Năng lực ngôn ngữ- Năng lực tự giải quyết vấn đề- Năng lực quan sát, năng lực tập chung chú ý
c.Chú ý – Đàm thoại phát hiện- Máy chiếu- HS hoạt động cá nhân. – Năng lực tính toán và suy luận- Năng lực ngôn ngữ- Năng lực tự giải quyết vấn đề- Năng lực quan sát, năng lực tập chung chú ý

 

  1. CÁC KIẾN THỨC PHÁT TRIỂN TRONG BÀI HỌC NHẰM PHÁT HUY TƯ DUY, SÁNG TẠO, BỒI DƯỠNG HSG:

 

Đơn vị kiến thức Các kiến thức phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, bồi dưỡng HSG
Thu gọn đa thức Thu gọn đa thức:Rèn kĩ năng về dấu
Củng cố về bậc của đa thức Hãy xác định n (nguyên dương) để hai đa thứcA = 3xn và B = 2xy3 – x5 – xy3 + x5 – xy3 có cùng bậc.

 

 

 

  • NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
    BỘ MÔN:

 

Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn toán học theo tôi cần làm tốt những công việc sau:

  • Nắm vững đường lối chỉ đạo bộ môn thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn và các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

Giáo viên phải tâm huyết với nghề,luôn có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ.

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

  • Việc chuẩn bị giáo án:
  • Soạn giáo án bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng.
  • Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thiết kế một hệ thống câu hỏi logic, gợi mở từ câu đầu tiên đến câu cuối cùng để học sinh tự tìm kiếm ra kiến thức mới.
  • Lồng ghép những câu hỏi, bài tập liên hệ thực tế đời sống và sản xuất.
  • Tích cực ứng dụng Công nghệ thông tin vào soạn giảng để tăng hứng thú với môn học cho học sinh.
  • Quá trình giảng dạy trên lớp:
  • Kiểm tra bài cũ thường xuyên để học sinh tự giác học bài và làm bài ở nhà trước khi đến lớp.
  • Tích cực rèn kĩ năng trình bày bài, kĩ năng tính toán, kĩ năng về dấu … cho học sinh.
  • Cần dạy cho học sinh nắm chắc các khái niệm, các qui ước, các ký hiệu, các tính chất …
  • Sau mỗi tiết học đều phải có phần củng cố và luyện tập; bằng những câu hỏi trọng tâm, cơ bản tiết học người giáo viên phải quan sát từng đối tượng học sinh; chú ý đến học sinh yếu, cá biệt để nắm bắt tình hình tiếp nhận kiến thức trong nội dung bài học; bài luyện tập tại lớp cần được nâng dần từ dễ đến khó, từ những bài toán rất đơn giản đến phức tạp.
  • Công tác chấm – trả bài kiểm tra:
  • Thực hiên công tác chấm trả bài kiểm tra đúng quy định, thường xuyên kiểm tra miệng.
  • Chấm bài kiểm tra, chữa lỗi, nhận xét chi tiết trong từng bài để học sinh rút kinh nghiệm, từ đó điều chỉnh cách học để có kết quả tốt nhất cho bản thân.
  • Từ kết quả bài kiểm tra của học sinh, giáo viên điều chỉnh nội dung và phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Ký duyệt, ngày 28 tháng 2 năm 2016

BÀI THUYẾT TRÌNH HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN 2015-2016 (Tải về)